TỔNG ĐÀI IP LÀ GÌ?
Tên tiếng Anh của từ IP PBX có nghĩa là tổng đài IP nó là một hệ thống IP Telephony. Nếu muốn triển khai hoạt động IP Telephony ta cần có tổng đài IP, điện thoại IP, ATA, Gateway các loại, bên cạnh đó còn có các đường truyền như lesed line, internet, LAN, WAN…) và một số những tính năng được tích hợp có trong tổng đài IP hoặc trên các server khác nhau.
Ví dụ: một tổng đài IP có thể có SIP/H323 server, SIP/H323 proxy, IVR sever, Recording server, Gateway ( FXS, FXO, E1 Port)… nếu bạn muốn mua từng thiết bị rời nhau thì các hãng vẫn hỗ trợ bán từng thiết bị, từng gói phần mềm.
Thành phần chức năng của tổng đài IP-PBX
Thông thường tổng đài IP PBX có các khối chức năng sau:
Call Server/ Communication Server/ Call Manager… bạn lưu ý là tên sản phẩn phụ thuộc vào các hãng sản xuất mà có các tên gọi khác nhau. Bộ phận này có vai trò trung tâm chủ yếu để điều khiển hoạt động của toàn bộ hệ thống, xử lý cuộc gọi, có chức năng báo hiệu và định tuyến cuộc gọi. Ví dụ: cuộc gọi được thực hiện từ số máy 101 đến máy có số 102 sẽ hoạt động như thế nào.
Media Gateway: Gateway có chức năng chuyển đổi giữa 2 môi trường, giúp người dùng chuyển đổi giữa tín hiệu analog thành các gói tin truyền trên mạng… có chứa các card giao tiếp với public network hoặc card thuê bao. Trong trường hợp những thuê bao là analog hoặc digital thì các card thuê bao là các card tương ứng. Một số trường hợp như subscriber là IP thì MG có thể chứa DSP. Card giao tiếp với public network thì có thể là card analog trunk, hoặc các card E1/T1. Nếu trong tình huống lượng đường trung kế nhiều bạn có thể sử dụng thêm các card trunk mà sử dụng các card E1/T1 nhằm tiết kiệm slot trên tổng đài, đồng thời tiết kiệm thêm số line được kéo từ tổng đài bưu điện đến PBX.
Voice GW giao tiếp với PSTN, các chức năng media server thực hiện nhiệm vụ call processing, media processing, media processing còn được coi là tổng đài IP. Có 2 cách sử dụng là khi dùng cho các trường hợp đơn giản gọi trực tiếp giữa 2 gateway với nhau bạn không cần dùng tổng đài, nhưng nếu dùng định tuyến các cuộc gọi phức tạp hơn thì bạn phải sử dụng tổng đài ( dùng Cisco Call Manager, Asterisk)
IP- PABX như Asterisk giao tiếp với STN qua các card (1,2,4… port E1/T1 hoặc FXO/FXS) chỉ cần main đủ khe là có thể mở rộng. Hệ thống Asterisk giúp người dùng thực hiện cuộc gọi, voice Mail, voice conference, video conference. Để gọi PSTN tổng đài Asterisk thông qua giao thiếp Card PCI hoặc Gateway. Những thiết bị có thể gọi là IP phone, ATA, Softphone X-lite đều được thử nghiệm cho kết quả chạy rất tốt. Tuy nhiên có một vài nhược điểm khi sử dụng card PCI giao tiếp với PSTN: số lượng khe cắm có hạn ( trường hợp bạn sử dụng PC thường làm tổng đài thì chỉ có thể sửng dụng 6 line trở lại) còn như doanh nghiệp của bạn có nhiều chi nhánh thì hãy sử dụng Gateway có port FXO để gọi PSTN, lợi thế của dùng Gateway là bạn không cần phụ thuộc vào vị trí của tổng đài có thể ứng dụng việc “ gọi liên tỉnh PSTN nhưng trả trước PSTN nội hạt”.
Module báo hiệu: Signaling
Module báo hiệu dùng các giao thức như H.323, SIP… Module được các hãng thiết kế theo 2 dạng từng phần hoặc tích hợp các phần lại với nhau. Khi kết nồi trung kế gateway có thể kết nối với tổng đài hoặc có thể tách riêng ra khỏi tổng đài, nếu như bạn sử dụng nhiều đường trung kế thì hãy sử dụng gateway riêng vì các gateway này có chức năng hỗ trợ các cổng E1 ( bằng 30 kênh thoại) hoặc các line FXO (CO line), nếu như sử dụng số lượng lớn thì dùng thêm card trên gateway hay nhiều gateway. Lúc này những gateway sẽ kết nối với tổng đài IP thông qua trung kế IP.
Còn với các thiết bị Cisco khi mà số lượng trung kế không nhiều ( ví dụ như 8 đường) thì nên sử dụng card FXO cắm trên router, khi sử dụng nhiều hơn bạn có thể dùng AS5xxx nhưng ưu nhược điểm của nó là không hiệu quả và chi phí cao, hơn nữa Cisco không chuyên về tổng đài nhất là TDM PBX, nếu như doanh nghiệp của bạn sử dụng những hãng khác thì cần thêm trung kế cắm card trunk, cần thêm TDM subscriber cắm thêm các card subscriber và thêm MG.
Hãy lưu ý nếu bạn muốn thêm các đường trunk hãy tính toán cẩn thận để tránh phát sinh không những gây lãng phí mà còn gây ra tình trạng nghẽn mạng. Bạn có thể sử dụng công thức Erlang để tính các đường trung kế nhưng công thức này hơi rắc rối và khá phức tạp. Trong trường hợp khó tinh các đường trunk bạn nên sử dụng tính ước lượng tương đối tỉ lệ như 1 trunk: 3, 5, 7 thuê bao, số lượng thuê bao càng nhiều trên 1 đường trunk thì tỉ lệ nghẽn của hệ thống càng cao ( Ví dụ: 200 đường trunk phục vụ cho 600 thuê bao hoặc nhiều hơn tỉ lệ 1:3).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.